Chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì – Món quà quý của núi rừng
Đến với đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, bản Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, người ta sẽ phải choáng ngợp khi thấy những cây trà shan tuyết đứng sừng sững giữa núi rừng. Người dân nơi đây chẳng rõ những câu cổ thụ ấy có từ bao giờ mà chỉ chắc chắn là Shan Tuyết đã đi vào đời sống tinh thần và vật chất của người dân một cách sâu sắc, và mang đến không chỉ cho người dân bản địa mà còn cho rất nhiều người yêu trà một thức chè ngon hảo hạng: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì
Chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì – Sản vật quý của Hà Giang
Trà shan tuyết ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là một trong những trà phẩm được những người yêu trà hết lòng “mến mộ”. Vì thế, khi nhắc đến huyện Hoàng Su Phì lại nhắc đến một vùng trồng cây chè shan tuyết cổ thụ nổi tiếng trên dải đất hình chữ S. Toàn huyện Hoàng Su Phì hiện có 25 cơ sở chế biến chè, trong đó có 5 hợp tác xã chế biến chè với quy mô từ 3-5 tấn/ngày. Nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây chè shan tuyết Hoàng Su Phì.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hoàng Su Phì – Anh Lý Chòi Nhàn cho biết: Hiện toàn huyện Hoàng Su Phì có trên 4.500ha chè, trong đó hơn 3.000ha đang cho thu hoạch và một phần lớn trong số đó là chè cổ thụ. Là vùng núi quanh năm mây phủ, thổ nhưỡng tốt, khí hậu mát mẻ, là điều kiện rất thích hợp để phát triển của cây chè.
Đặc biệt, những cây chè shan tuyết cổ thụ ở đây lớn lên hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải bón bất cứ một loại phân bón hay loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Vì vậy, nó tạo cho sản phẩm chè shan tuyết cổ thụ Hoàng Su Phì mang một hương vị đậm đà, riêng biệt mà không một loại chè ở nơi nào khác có được…
Là cây trồng chủ lực, góp công đáng kể trong việc giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo; chính vì thế, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu chè shan tuyết Hoàng Su Phì được chính quyền và người dân vô cùng coi trọng.
Người dân nơi đây tuyệt đối nói “không” đối với chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và thuốc diệt cỏ; đặc biệt, những quy định này đã và đang được dân làng thống nhất đưa vào trong hương ước của làng văn hóa…
Không chỉ sản xuất an toàn, sạch sẽ, người dân nơi đây còn phải tuyệt đối tuân thủ những quy định trong việc thu hái, bảo quản để sản phẩm chè đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Búp chè Shan Tuyết phải hái đúng kỹ thuật thì mới không ảnh hưởng tới mẫu mã, độ chát, độ đậm của trà.

Chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì – Món quà quý của núi rừng
Những cây chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì ở độ cao trên 1400m, được người dân bản địa thu hoạch, hái lượm từ 3 đến 4 lần trong một năm. Khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4, bắt đầu hái vụ trà đầu tiên (thời điểm chất lượng cao nhất). Vụ thứ hai được hái vào tháng 5 và tháng 6 (vụ có năng suất cao nhất). Vụ thứ ba được hái vào tháng 8 và vụ thứ bốn sẽ vào tháng 10 – tháng 11. Vì vậy, tùy vào từng mùa vụ thu hoạch mà giá chè Shan tuyết Hoàng Su Phì sẽ có sự thay đổi phù hợp.
Cây chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì to lớn, thân cây phủ một màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành. Người hái cần phải trèo lên mới thu hoạch đươc. Nhờ có khí hậu vùng núi cao Tây Bắc quanh năm mát mẻ, nhiều mây mù thuận lợi nên chè ở đây búp to, được bao phủ bởi 1 lớp lông tơ mịn như nhung và trắng như tuyết. Các gốc chè Shan Tuyết ở đây có thâm niên tới trên 300 tuổi, thân to, có cây có đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác với các loại chè khác.
Phần búp chè có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn như bông tuyết – giống chè hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người Mông, người Dao…. Phải chế biến và bảo quản sao cho khéo léo để không làm hỏng mất vị và công dụng của chè Shan tuyết Hoàng Su Phì
Tìm hiểu thêm: